Behind a Slave Rescue From a Cambodian Scam Operation

Sihanoukville’s Kaibo compound on August 6, 2022. Shown these photos, Bao confirmed he was held in these compounds. (Michael Dickison/VOD)
Sihanoukville’s Kaibo compound on August 6, 2022. Shown these photos, Bao confirmed he was held in these compounds. (Michael Dickison/VOD)
[responsivevoice_button voice="US English Female"]
By Sen Nguyen

A Vietnamese family took out loans against their family home to help their son escape enslavement in Cambodia. They scrambled to organize a cross-border rescue from a scam syndicate accused of torture and trafficking, asking VOD for assistance.

Nguyen Van Lam*, an informal worker who sells Vietnamese spring rolls online, sweated bullets. His brother Nguyen Van Bao* had just told him he needs $6,000 to escape a scam syndicate in Sihanoukville.

“He just texted me this afternoon that they are demanding ransom, so if we don’t gather enough money soon and send it to him, they are going to sell him to Thailand,” Lam said.

Bao’s communication with his family had been on and off for about five months after leaving to Cambodia with the promise of lucrative work. But with his text message in late July, Bao revealed his desperate situation to his family — and suddenly his brother, Lam, was scrambling to organize a cross-border rescue attempt.

The moment was a flash point in 23-year-old Bao’s story after he became caught up in a vicious circle: human-trafficking victims under the thumb of Chinese-run criminal operations feasting on scam victims across the globe. Bao was a trafficking victim forced to work as a fraudster in “pig-butchering” scams, gradually “fattening up” people they met online to entice them to invest in fake platforms and cheat them out of growing sums of money, according to the family.

The family says Bao’s plight began when Tran Xuan Hai, a friend Bao met during his military service, messaged Bao on Facebook and invited him to go to Cambodia for a computer-based job starting at $700 a month. That’s about twice the average worker’s salary in Ho Chi Minh City where Bao was living, and much more than what he was making as a Shopee app delivery driver. 

By the time he took the bait and was smuggled to Cambodia, his fate was written on the wall.

For months now, Vietnamese, Chinese, Thai and other foreign citizens have told of being similarly lured to Cambodia then trapped inside scam compounds. The most common location has been the coastal city of Sihanoukville, one of the darkest points in a criminal web woven across Cambodia. Other governments in the region have issued warnings about the trafficking, but it has largely continued at these compounds, business as usual.

The Rescue

When no one is looking, some victims, like Bao, manage to contact their families to hatch an escape plan, but the situation often hangs by a thread for both parties due to uncertainty and inconsistent communication.

“I advised him to just behave and work because he told me last time he wanted to go home and refused to work so they locked him up and starved him for about a week,” Lam said, his voice shaken.

“After that, when he sneaked a call to me, I told him to just work for now. Our family will try to save him.”

When VOD got in touch with Lam earlier this month, he was already in the process of raising the money with their parents to bail Bao out, including taking out loans against the family’s home in a northern province near the capital Hanoi. As soon as he learned of his brother’s captivity, Lam filed a request for rescue and investigation to the cyber criminal police unit in Ho Chi Minh City where he is based, along with screenshots of Bao’s messages and his location — all seen by VOD. But the police did not immediately respond. Neither Lam nor his family members have a passport to travel to Cambodia to fetch Bao, and applying for one would take weeks. It forced him to dig deep into his bag of tricks, including pleading for help from this VOD journalist.

“I have something to ask you. If you can help me and my family, [we would be] so happy,” Lam said.

An illustration of Bao and Lam’s conversation, screenshots of which were seen by VOD.
Lam
When can you go home?
Bao
Tomorrow we should pay the ransom and [I will] go home immediately. 4 more days they will send [us] to Thailand. [We] cannot wait anymore.
Lam
I’m asking people to pick you up. I’m asking you so I can tell them.
Bao
There will be people picking me up?
Lam
Yes. What if you get out of there. They capture you again and sell you to other place then what?
Bao
I already shared with you my Zalo location. Can we trust the people picking me up?

“I’m worried that when my brother is released from the place he is currently being held, there will be no one to guarantee his safety so he can go to the border,” Lam said, adding that he was concerned about the possibility of Bao being recaptured by the same network that released him, or by another criminal syndicate in the same area.

It was a legitimate concern. One Chinese victim previously spoke to VOD of being kidnapped with a knife to his waist almost immediately after leaving a job in Sihanoukville. He was walking to a hotel to spend the night when four men stopped him. “You don’t have a job now anyway,” the kidnappers purportedly told the man as they took him away on a white Toyota Alphard.

VOD then connected Lam with a charity which has experience in rescuing trafficking victims in the Southeast Asia region. The charity declined to be named due to the sensitivity of their operation. VOD also sent an editor to the compound that Bao said he was in as a back-up plan to help bring him home. Some Cambodia-based human rights and anti-trafficking NGOs declined to help, saying they would not intervene in cases where a ransom was paid.

Lam was holding his breath. He had sent the money to Bao’s personal bank account, so it could then be transferred to his captors. The ball was entirely in their court. During the two days after the money was sent, communication with Bao was choppy. He was alone inside, negotiating for his freedom which was never guaranteed.

“He is on his way home,” Lam told VOD in a message, adding that the charity had sent a van to pick him up the minute he was released from the compound.

A staff member at the charity arranged a team of Cambodian and Vietnamese volunteers to identify Bao’s location and bring him from Sihanoukville to Phnom Penh before helping him return to Vietnam using “trust-based” pre-established connections. The staff member refused to reveal complete details of the victim’s travels and the people involved for fears it could jeopardize ongoing and future rescues.

“I can’t tell you details like that. As long as the people can go home,” he said.

Bao is one of about 20 Vietnamese victims the charity has rescued from Cambodia in the last three months. Most of them were men released from compounds in Sihanoukville, while a few were rescued women from brothels in Phnom Penh.

Trafficked victims’ escape from scam operations resemble playing Russian roulette due to numerous risks involved. The charity staffer said that even if they get out, they could be captured and sold to another compound, or detained for 30 days by local police for traveling to Cambodia illegally. “There are many cases where after they receive the money, they demand more and do not release people until it is paid,” he added. This was Bao’s situation as his family ended up paying $2,000 more than the original ransom.

(Google Satellite)

“I wouldn’t say he was lucky. He was unlucky for being trafficked,” the charity staff member said. “It’s just that his brother loves him so he takes care of him.”

After the U.S. last month warned Cambodia over the rise in labor trafficking, the Cambodian government acknowledged “modern slavery” at the hands of organized crime and said it had drafted a plan to combat it. The compound where Bao was held, according to a provided GPS location, is in a notorious project known among trafficking victims as “Kaibo,” on the same block as recently deceased tycoon Rithy Samnang’s K.B. Hotel.

The Slavery

Back in Ho Chi Minh City, Bao has already started working again, this time with his brother. As the brothers were rolling a new batch of spring rolls for the next day’s sale, he recalled the five-month journey in hell. The safe and sound environment at home was in stark contrast to the highly controlled compound with armed guards and computer rooms Bao was in just a few days before.

“Everybody was given four to five Facebook accounts. Then we made friends and talked. They gave us a target of three customers a week, and the monthly revenue target was 10,000 Chinese yuan,” Bao said, or about $1,500. He added that he had been told to befriend other Vietnamese nationals who migrated to Japan, South Korea and Europe for work and entice them to invest money in fake financial platforms.

Typically they would work 12 hours a day, but because very few people could achieve the targets, the hours were increased to 17-18 hours, from 8 a.m. to 1 a.m. or 2 a.m. the next day, Bao said.

“Usually, anyone who can’t do the job, they would make them work standing up or make them do push-ups or sit-up punishments. Whoever shows attitude, they will bring them into a room and electrocute them,” he said.

Bao himself was locked up and starved for four days for not achieving the expected target, he alleges. The torture became a breaking point for him, after which he decided to contact his brother. Before that, he had tried and failed for weeks to get help and an explanation from Tran Xuan Hai, the trafficker who brought him to the compound.

In a recorded conversation between Hai and Bao in early June heard by VOD, Hai was confronted by Bao about selling him to the syndicate where Hai was working. At the time of the recording, Hai and Bao were working on the same floor. Bao recorded the conversation, punctuated by profanity and tension, when they were sharing a meal together. Hai was also heard admitting to have trafficked Bao and two other people. A few weeks later, Hai was transferred to another location and blocked Bao on social media.

Bao began negotiating for his release with his direct supervisor, a Vietnamese man, and through a translator, he was told by a higher-ranked manager of the operation that he had to pay the “broker’s fee” that they had paid Hai, which was around $4,000, and five months of Bao’s living expenses in exchange for his freedom.

“There was no document, no contract,” he said.

Before he left, Bao managed to retain the contacts of seven other Vietnamese nationals he had shared a bunk-bed room with. Two days after he was released, they were sent to Thailand.

“Many people want to go home, but they can’t. Primarily because they can’t gather the money. Many want to escape, but they can’t,” Bao said.

Lam, sitting next to Bao, set his mind on a better future.

“Now I just cheer him up and tell him if he doesn’t go overseas for work, then he can stay in Vietnam and work hard. It’s OK if the salary is low,” Lam said, adding that the priority right now was making money to repay their parents’ debts.

“I wish that nobody will get into this situation like our family,” he said. “I want these inhuman people to be brought before the law, so nobody will get into this situation.”

*Names have been changed to protect trafficking victims’ identities.

Vietnamese version

Đằng sau cuộc giải cứu nạn nhân buôn người từ casino Campuchia

Sen Nguyễn

Sihanoukville’s Kaibo compound on August 6, 2022. (Michael Dickison/VOD)
Sihanoukville’s Kaibo compound on August 6, 2022. (Michael Dickison/VOD)

Một gia đình người Việt đã phải cầm cố nhà cửa để chuộc lại con trai khỏi cảnh nô lệ ở Campuchia. Trong lúc tìm cách giải cứu con mình ở bên kia biên giới khỏi một tổ chức lừa đảo đã đang nhận cáo buộc về hành vi tra tấn và buôn người, gia đình nhờ đến sự hỗ trợ từ VOD.

Nguyễn Văn Lâm*, một người bán nem trên mạng run rẩy khi người em tên Nguyễn Văn Bảo* báo với mình cần 6.000 đô la để để một tổ chức lừa đảo ở Sihanoukville trả tự do.

‘’Mới chiều nay bạn ấy mới nhắn tin mà bên đó đang đòi tiền chuộc để gia đình chuyển tiền sang chuộc, nếu không chuyển sớm cho bạn thì người ta sẽ bán nó qua Thái Lan,’’ anh Lâm cho hay.

Trong khoảng năm tháng từ khi sang Campuchia với lời hứa về một công việc béo bở, Bảo không thường xuyên liên lạc với gia đình. Nhưng khi nhắn tin cho gia đình vào cuối tháng 7, Bảo đã kêu cứu về hoàn cảnh hiện tại của mình – và bỗng nhiên Lâm phải tìm mọi cách giải cứu em trai từ bên kia biên giới.

Câu chuyện bị mắc kẹt tại Campuchia của chàng trai 23 tuổi này là một điểm báo động về một vòng luẩn quẩn của rất nhiều người: trở thành nạn nhân của các tổ chức tội phạm buôn người từ Trung Quốc và làm lợi cho chúng bằng cách phải lừa đảo những người khác trên quy mô toàn cầu. Bảo là một nạn nhân như thế. Anh bị buộc phải đi lừa người khác trong cái được miêu tả là “mổ lợn”, một hình thức lừa đảo bằng cách dụ dỗ những người trên mạng đầu tư vào những nền tảng ảo cho họ ‘’béo lên’’ để bòn rút tiền của họ.

Theo gia đình Bảo, mọi việc bắt đầu khi Trần Xuân Hải, một người bạn Bảo gặp trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự, nhắn tin qua Facebook và mời anh sang Campuchia làm một công việc trong ngành IT với mức lương khởi điểm từ 700 USD/tháng. Mức lương này cao gấp đôi mức lương trung bình mà một có thể kiếm được ở Thành phố Hồ Chí Minh nơi Bảo sinh sống trước khi qua Campuchia, và hơn nhiều so với những gì Bảo kiếm được từ công việc cũ là giao hàng cho ứng dụng Shopee.

Khi Bảo mắc bẫy và bị đưa sang Campuchia, số phận của anh xem như đã được định đoạt.

Trong nhiều tháng nay, giống như Bảo, công dân các nước như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan và nhiều quốc gia khác đã kêu cứu về việc bị dụ dỗ đến Campuchia sau đó mắc kẹt bên trong các khu nhà nơi các đường dây lừa đảo hoạt động. Địa điểm phổ biến nhất là thành phố ven biển Sihanoukville, một trong nhiều điểm nóng phức tạp của mạng lưới tội phạm có quy mô rộng khắp Campuchia. Dù chính phủ các nước trong khu vực đã đưa ra cảnh báo về nạn buôn người, hoạt động bên trong những khu nhà này phần lớn vẫn tiếp tục diễn ra.

Giải cứu Bảo

Tranh thủ khi không có ai giám sát, một số nạn nhân như Bảo tìm cách liên lạc với gia đình để kêu cứu, nhưng việc liên lạc giữa hai bên thường xuyên bị gián đoạn và không chắc chắn, gây cản trở cho quá trình giải cứu nạn nhân.

‘’Mình cũng khuyên bạn tốt nhất là cứ ngoan ngoãn làm việc đã chứ tại vì lần trước bạn ấy cũng một lần cũng muốn về rồi không làm việc thì người ta nhốt lại, người ta nhốt cả một tuần rồi không cho ăn uống gì,’’ anh Lâm kể, giọng đầy lo lắng.

‘’Sau lần đó thì bạn ấy gọi điện trộm về thì mình cũng khuyên bảo trước mắt đi làm đi, xong rồi bên gia đình thì cố gắng xoay sở để chuộc em ấy về.’’

Khi VOD liên lạc với Lâm vào đầu tháng này, anh và cha mẹ đang gom góp tiền để chuộc Bảo, kể cả việc thế chấp căn nhà của gia đình ở một tỉnh phía bắc gần thủ đô Hà Nội. Ngay khi biết tin em trai mình đang bị giam cầm, Lâm đã đến đơn vị công an phụ trách tội phạm công nghệ cao ở Thành phố Hồ Chí Minh nơi anh đang sống để làm đơn tố cáo và xin trợ giúp cùng với bằng chứng là những ảnh chụp màn hình các tin nhắn và vị trí của Bảo (VOD đã tiếp cận được tất cả những bằng chứng này). Nhưng phía công an không hành động ngay lập tức. Ngoài ra, không ai trong gia đình Lâm có hộ chiếu để đến Campuchia để cứu Bảo về và quá trình làm hộ chiếu sẽ mất vài tuần. Do đó, Lâm buộc phải tìm mọi cách, kể cả việc nhờ đến sự giúp đỡ từ nhà báo của VOD.

‘’Mình đang có việc muốn hỏi bạn. Nếu bạn giúp được mình cùng gia đình thì mừng quá.’’

‘’Mình đang lo lắng vấn đề là khi em mình được thả ra khỏi chỗ giam giữ hiện tại sẽ không có ai hỗ trợ đảm bảo an toàn cho em mình được về biên giới,’’ anh Lâm nói, và chia sẻ lo sợ rằng em trai mình có thể bị tổ chức đang giam giữ hoặc một tổ chức khác trong cùng địa bàn bắt lại.

Lo lắng của Lâm là có cơ sở. Một nạn nhân người Trung Quốc trước đó đã nói với VOD về việc anh ta đã bị bắt cóc bằng dao gần như ngay lập tức sau khi rời một công việc ở Sihanoukville. Lúc đó anh ta đang đi bộ đến một khách sạn để qua đêm thì bốn người đàn ông chặn anh lại. “Dù sao thì bây giờ mày cũng không có việc làm,” những kẻ bắt cóc nói với người đàn ông khi đưa anh ta đi lên một chiếc Toyota Alphard màu trắng.

VOD sau đó đã kết nối Lâm với một tổ chức từ thiện có kinh nghiệm trong việc giải cứu nạn nhân buôn người ở khu vực Đông Nam Á. Tổ chức từ thiện này yêu cầu giấu tên vì lý do nhạy cảm trong hoạt động của họ. Đồng thời, VOD cũng đã cử một biên tập viên đến khu nhà nơi Bảo đang ở để có thêm một kế hoạch dự phòng nhằm giúp đưa anh về nhà. Một số tổ chức phi chính phủ về nhân quyền và chống buôn người tại Campuchia đã từ chối giúp đỡ với lý do rằng họ sẽ không can thiệp trong trường hợp có trả tiền chuộc.

Lâm cố giữ bình tĩnh. Anh vừa gửi tiền vào tài khoản ngân hàng cá nhân của Bảo để sau đó em mình chuyển cho những kẻ giam cầm anh. Chúng hoàn toàn nắm đằng chuôi. Trong vòng hai ngày sau khi tiền chuộc được gửi đi, việc liên lạc giữa hai anh em chập chờn. Em trai anh đang một mình trong hang cọp và tự thương lượng để mua sự tự do chưa bao giờ được đảm bảo.

‘’Bảo đang trên đường về rồi bạn ạ,’’ Lâm viết trong một tin nhắn với VOD. Anh kể tổ chức từ thiện đã đưa xe đến đón Bảo ngay khi Bảo được thả ra.

Một nhân viên của tổ chức đã sắp xếp một nhóm tình nguyện viên người Campuchia và Việt Nam để họ xác định vị trí của Bảo và đưa anh từ Sihanoukville đến thủ đô Phnom Penh, sau đó đưa anh trở về Việt Nam bằng cách sử dụng các mối quan hệ đã xây dựng từ trước mà họ ‘’tin tưởng’’. Người này từ chối tiết lộ chi tiết về các chuyến đi của nạn nhân và những người liên quan vì lo ngại việc đó có thể gây nguy hiểm cho các cuộc giải cứu đang diễn ra và trong tương lai.

‘’Mình không nói chi tiết thế được đâu. Miễn sao người ta về được nhà,’’ nhân viên tổ chức từ thiện này cho hay.

Bảo là một trong khoảng 20 nạn nhân người Việt mà tổ chức này đã giải cứu khỏi Campuchia trong vòng ba tháng qua. Hầu hết trong số họ là đàn ông và được thả ra từ các khu nhà ở Sihanoukville, một số ít khác thì là phụ nữ được giải cứu từ các nhà thổ ở Phnom Penh.

Do có nhiều rủi ro liên quan, quá trình trốn thoát của các nạn nhân khỏi các tổ chức đang giam cầm họ không khác gì trò chơi roulette may rủi của Nga. Nhân viên của tổ chức từ thiện nói rằng ngay cả khi được thả ra ngoài, nạn nhân có thể bị bắt lại và bán cho một khu nhà khác, hoặc bị cảnh sát địa phương giam giữ trong 30 ngày vì nhập cảnh Campuchia trái phép.

“Nhiều trường hợp cứ tiền [chuộc] vào nó lại đòi tiếp thêm, trả thêm lần nữa mới thả,’’ anh nói thêm. Đây là trường hợp của Bảo khi gia đình cuối cùng phải trả thêm 2,000 đô la so với số tiền chuộc ban đầu.

‘’Thực ra là may thì cũng chẳng may đâu, người ta không may thì mới bị bán,’’ nhân viên tổ chức này cho biết.

‘’Chẳng qua là ở đây thì gia đình là ông anh thương em thì ông mới lo cho em ông ấy.’’

Sau khi chính phủ Mỹ cảnh báo trong một báo cáo về sự gia tăng nạn buôn bán người lao động tháng trước, chính phủ Campuchia thừa nhận sự tồn tại của một “chế độ nô lệ hiện đại” dưới bàn tay của tội phạm có tổ chức trên lãnh thổ nước họ và cho biết họ đang xây dựng kế hoạch đối phó. Khu nhà nơi Bảo bị giam giữ, theo vị trí GPS mà anh cung cấp, nằm trong một khu dự án khét tiếng được các nạn nhân buôn người gọi là “Kaibo”, cùng khu nhà với khách sạn KB của ông trùm Rithy Samnang vừa qua đời gần đây.

Chế độ nô lệ

Trở lại Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo đã bắt đầu đi làm lại, lần này cùng anh trai của mình. Khi hai anh em đang cuộn mẻ nem mới cho đợt bán hàng ngày hôm sau, Bảo nhớ lại về hành trình năm tháng sống trong địa ngục. Môi trường an toàn ở nhà hoàn toàn trái ngược với khu phức hợp được kiểm soát nghiêm ngặt với những bảo vệ có súng và những căn phòng máy tính mà Bảo chỉ mới ở vài ngày trước đó.

‘’Mỗi một người nó sẽ giao cho khoảng tầm 4-5 năm cái Facebook. Xong rồi mình phải đi kết bạn xong nói chuyện. Nó đặt ra chỉ tiêu một tuần là phải kiếm được ba khách hàng cho nó và số tiền một tháng chỉ tiêu đầu người tầm khoảng mười vạn tiền Trung,’’ Bảo kể, số tiền tương đương khoảng 1.500 USD. Bảo bị yêu cầu phải kết bạn với những người Việt Nam đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu và lôi kéo họ đầu tư tiền vào những nền tảng tài chính ảo.

Thông thường những người như Bảo phải làm việc 12 giờ một ngày, nhưng vì rất ít người đạt chỉ tiêu nên số giờ làm việc được tăng lên đến 17-18 giờ, từ 8 giờ sáng đến 1 giờ sáng hoặc 2 giờ sáng ngày hôm sau, Bảo kể lại.

‘Thường thường ai không làm được thì kiểu là hay bắt phạt đứng làm, với lại chống đẩy, với lại thụt xì dầu. Kiểu là ai mà kiểu thái độ hay nọ kia là nó mang vào phòng riêng nó chích điện à,’’ Bảo nói.

Bản thân Bảo đã bị nhốt và bỏ đói bốn ngày vì không đạt chỉ tiêu như mong đợi. Sự tra tấn này là giọt nước tràn ly khiến Bảo quyết định liên lạc với anh trai mình. Trước đó, Bảo đã cố gắng trong nhiều tuần để liên lạc với Trần Xuân Hải, kẻ đã đưa Bảo đến khu nhà, để được giải đáp và giúp đỡ.

Trích đoạn ghi âm giữa Bảo và Trần Xuân Hải được gửi đến VOD.
Bao
Ngay từ đầu lúc anh đưa em sang, đ— m—, nói đi, nói con —, nói toạc ra công việc như thế nào, nói con — đi. Cho nhanh, Ok? Xong, đ— m—, đưa sang bảo xong bảo anh bán mày. Đ— m— lúc đấy em đọc tin nhắn, cay v— l—. Em nói thật. Cay v— l— ra.
Hai
Cái vấn đề anh bảo em suy nghĩ thế nào cũng được. Em bảo anh bán em. Ok. Đúng.

Trong bản ghi âm cuộc nói chuyện giữa Hải và Bảo vào đầu tháng 6 mà VOD có được, Hải đã thừa nhận rằng người này đã bán bạn mình cùng hai người khác. Đoạn hội thoại đầy căng thẳng và có nhiều ngôn từ chửi tục được Bảo lén ghi lại khi hai người đang ăn cùng nhau. Vào thời điểm của cuộc nói chuyện, Hải và Bảo đang làm việc trong cùng một tầng lầu. Vài tuần sau đó, Hải được chuyển đến một địa điểm khác và chặn Bảo trên mạng xã hội.

Bảo bắt đầu thương lượng để được trả tự do với người quản lý trực tiếp của mình, một người đàn ông Việt Nam. Và thông qua một người phiên dịch, một người quản lý cấp cao hơn nói Bảo phải trả “phí môi giới” mà họ đã trả cho Hải, khoảng 4,000 đô la, cùng năm tháng chi phí sinh hoạt để đổi lấy tự do.

‘’Không có hợp đồng, giấy tờ gì cả,’’ Bảo nói.

Trước khi rời đi, Bảo đã cố gắng giữ lại thông tin liên lạc của bảy người Việt Nam khác mà anh đã ở chung phòng. Hai ngày sau khi Bảo được thả ra, họ bị chuyển đến Thái Lan.

‘’Nhiều người muốn về lắm nhưng không được. Kiểu là thứ nhất là không chạy được tiền, cũng nhiều người cũng muốn trốn nhưng mà trốn không được.’’

Ngồi cạnh Bảo, Lâm hướng đến một tương lai sáng sủa hơn.

‘’[Em] về cũng động viên thôi và nói em là giờ không đi nước ngoài thì thôi ở Việt Nam chịu khó làm lương thấp cũng được,’’ Lâm nói. Với Lâm, ưu tiên hiện tại của hai anh em là kiếm tiền để trả nợ cho cha mẹ.

‘’Mình mong muốn không ai vào trường hợp như gia đình mình. Mình muốn đưa những con người vô nhân tính này ra trước pháp luật, để không ai vào hoàn cảnh như thế này,’’ Lâm cho hay.

*Tên đã được thay đổi để bảo vệ danh tính của nạn nhân buôn người.

VOD. No part of this article may be reproduced in print, electronically, broadcast, rewritten or redistributed without written permission. VOD is not responsible for any infringement in all forms. The perpetrator may be subject to legal action under Cambodian laws and related laws.